Tụ điện là thiết bị thường được sử dụng trong các hệ thống mạch điện tử thông dụng, phổ biến như truyền tín hiệu hay lọc nhiễu,... Với tính chất cách điện một chiều, linh kiện điện tử thụ động này sẽ đảm bảo cho các thiết bị điện hoạt động hiệu quả và ổn định, tránh gây ra tình trạng lãng phí.
Tụ điện có ký hiệu C với đơn vị làm chuẩn là F (Fara). Thông thường, cấu tạo chung của chúng sẽ bao gồm 2 bản cực kim loại đặt song song. Ngăn cách giữa chúng là một lớp điện môi có chất liệu không dẫn điện. Đó có thể là thủy tinh, gốm, mica, màng nhựa hoặc giấy…
Tụ điện có thể tạo thành dòng điện bằng cách lưu trữ electron, tích trữ năng lượng dưới dạng điện trường. Từ đó, phóng ra các điện tích và tạo nên dòng điện. Trong trường hợp người dùng cắm nạp hay xả tụ khi điện áp của 2 bản mạch không thay đổi đột ngột mà có sự biến thiên theo thời gian. Lúc này dòng điện dễ tăng vọt và có khả năng gây ra hiện tượng nổ. Đây chính là nguyên lý nạp xả khá phổ biến của tụ điện.