Nhãn hiệu của chúng tôi

Impact-Company-Logo-English Black-01-177x54

Chào mừng bạn đến với Trang web của Schneider Electric

Chào mừng đến với trang web của chúng tôi.

Bộ lập trình (PLC): Nguyên lý hoạt động, ưu- nhược điểm

Phân loại và cấu tạo của bộ lập trình (PLC)

Bộ lập trình PLC được phân thành các loại khác nhau dựa trên khả năng và ứng dụng của chúng, bao gồm:

  • Bộ lập trình PLC dạng mô-đun thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình tự động hóa công nghiệp do tính linh hoạt và khả năng mở rộng. Chúng sở hữu hệ thống giá đỡ mô-đun cho phép người dùng có thể thêm hoặc bớt các mô-đun đầu vào và đầu ra tùy theo yêu cầu.
  • PLC nhỏ gọn là các đơn vị có kích thước nhỏ, thích hợp cho những ứng dụng có không gian hạn chế và thường được ưu tiên sử dụng trong các dự án tự động hóa quy mô nhỏ.
  • PLC gắn trên giá đỡ là các hệ thống PLC lớn hơn, được gắn trên giá đỡ/ tủ, có chức năng cung cấp sức mạnh về độ xử lý cao. Chúng sẽ phù hợp hơn với các ứng dụng có số lượng lớn tại những điểm đầu vào và đầu ra. Do đó mà thường được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp quy mô lớn và tầm cỡ.

Nguyên lý hoạt động của bộ lập trình (PLC)

Cách hoạt động của bộ lập trình PLC được xác định bởi những nguyên tắc cụ thể để có thể thực hiện các chức năng một cách hiệu quả hơn. Những mô-đun đầu vào của PLC sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến và thiết bị đầu vào khác như công tắc và nút bấm. CPU của PLC sau đó sẽ tiến hành xử lý tín hiệu này dựa trên logic điều khiển được lập trình bởi người dùng. Logic điều khiển từ đó sẽ quyết định hành vi của PLC và cách chúng phản hồi với các dữ liệu đầu vào khác nhau.

Khi logic điều khiển được thực thi, các mô-đun đầu ra của PLC sẽ điều khiển những thiết bị đầu ra như động cơ, van và đèn báo. Bộ lập trình PLC sẽ hoạt động trong chu kỳ quét liên tục, trong đó chúng tiếp tục đọc dữ liệu đầu vào, thực thi logic điều khiển và điều khiển các thiết bị đầu ra tương ứng.

Ưu và nhược điểm của bộ lập trình PLC

Ưu điểm của bộ lập trình PLC trong quá trình tự động hóa công nghiệp bao gồm khả năng kiểm soát tốc độ cao và đáng tin cậy tại những quy trình phức tạp, giúp tăng năng suất và mang đến hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, PLC cũng cung cấp khả năng lập trình linh hoạt và dễ dàng cấu hình lại để có thể thích ứng với những yêu cầu thay đổi. Những ưu điểm này giúp PLC trở nên thuận tiện hơn trong việc kết nối với các thiết bị và hệ thống khác. Từ đó tích hợp trong những hệ sinh thái tự động hóa một cách toàn diện và dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, PLC cũng có một số nhược điểm nhất định. Chi phí thực hiện PLC có thể khá cao. Ngoài ra, độ phức tạp của chương trình cũng có thể gây khó khăn cho người dùng thiếu kinh nghiệm, yêu cầu người dùng phải có kiến thức và được đào tạo chuyên môn cao.

Ứng dụng và cách lựa chọn PLC phù hợp

Bộ lập trình PLC được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

  • Tự động hóa công nghiệp: PLC được sử dụng trong tự động hóa công nghiệp để kiểm soát các quy trình sản xuất, giám sát máy móc và thiết bị. Đồng thời cũng xây dựng hệ thống và điều khiển quy trình hiệu quả.
  • Xử lý nước: Trong lĩnh vực xử lý nước, PLC được sử dụng nhằm mục đích giám sát và điều khiển hệ thống bơm thoát nước tự động và kiểm soát chất lượng nước.
  • Tự động hóa giao thông: PLC được đưa vào sử dụng đa dạng cho quá trình tự động hóa giao thông nhằm điều khiển đèn, hệ thống thông minh và tín hiệu giao thông.
  • Quy trình sản xuất: Trong ngành công nghiệp sản xuất, PLC còn được sử dụng cho việc quản lý quy trình và hỗ trợ tăng cường hiệu quả sản xuất hữu dụng.
  • Tự động hóa dân dụ: PLC cũng được sử dụng cho những ứng dụng dân dụ phổ biến, cụ thể như: hệ thống giám sát và kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng, hệ thống an ninh tự động,...
  • Xử lý thực phẩm: Trong ngành công nghiệp thực phẩm, PLC còn hỗ trợ tốt cho quá trình sản xuất và đóng gói sản phẩm, giúp đảm bảo chất lượng và độ an toàn đối với mỗi sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
  • Tự động hóa năng lượng: PLC cũng được sử dụng trong các hệ thống sản xuất năng lượng như: hệ thống điều khiển tự động cho nhà máy điện hay dùng để điều khiển những hệ thống năng lượng tái tạo.
  • Y tế: Trong ngành y tế, PLC được dùng cho các thiết bị y tế chuyên dụng như: máy chụp X-quang hoặc những thiết bị y tế tự động.

Khi lựa chọn bộ lập trình PLC cho một dự án cụ thể, việc xem xét cẩn thận các yếu tố sau đây là điều vô cùng cần thiết:

  • Yêu cầu về điểm I/O: Cần xác định số lượng và loại điểm đầu vào/đầu ra cần thiết cho ứng dụng. Điều này sẽ bao gồm việc đánh giá nhu cầu hiện tại và khả năng mở rộng trong tương lai.
  • Tốc độ xử lý và dung lượng bộ nhớ: Để đảm bảo hiệu suất tối ưu, người dùng cần phải đánh giá tốc độ xử lý và dung lượng bộ nhớ của PLC nhằm đảm bảo rằng chúng có khả năng xử lý mức độ phức tạp của ứng dụng hiệu quả.
  • Khả năng giao tiếp: Hãy xem xét các giao thức giao tiếp được hỗ trợ bởi PLC thật kỹ lưỡng để đảm bảo tính liên kết và tích hợp với các thiết bị cũng như hệ thống khác như HMI hoặc SCADA.
  • Môi trường vận hành: Cần bao quát đến điều kiện môi trường vận hành của PLC (nhiệt độ, độ ẩm, rung động) để chọn được loại PLC có độ bền và độ ổn định phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Khả năng tương thích và mở rộng: Hãy đánh giá khả năng tích hợp với các hệ thống hiện có, cũng như khả năng mở rộng, nâng cấp của PLC để đảm bảo tính linh hoạt và tầm phát triển của chúng trong tương lai.

Qua bài viết trên, ta đã thấy được sự phổ biến và tính ứng dụng rộng rãi của PLC trong đa dạng ứng dụng công nghiệp và môi trường sản xuất khác nhau. Schneider Electric hiện nay là một trong những nhà cung cấp hàng đầu về bộ lập trình PLC chất lượng cao trên thị trường toàn cầu. Nổi bật với các dòng phổ biến được biết đến như: Zelio Logic (Smart relays), Twido, Modicon M171/M172, Modicon M221, Modicon M238, Modicon M251, Modicon M258, Modicon MC80, Modicon TSX Micro, Preventa XPS MF/MC… Cho đến nay, Schneider Electric vẫn hiện đang giữ vững phong độ dẫn đầu với vai trò nhà cung cấp các giải pháp PLC tiên tiến, từng bước nhấn mạnh cam kết của thương hiệu đối với chất lượng và sự đổi mới trong lĩnh vực công nghệ..

Bạn cần trợ giúp?

Bắt đầu ở đây!

Tìm câu trả lời ngay. Tự tìm kiếm giải pháp, hoặc kết nối với một trong các chuyên gia của chúng tôi.

Liên hệ hỗ trợ

Liên hệ với nhóm chăm sóc khách hàng của Schneider để nhận thêm thông tin, được hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp khiếu nại và các thông tin khác.

Nơi mua hàng?

Dễ dàng tìm nhà phân phối Schneider Electric gần bạn nhất.

 Mở trong cửa sổ mới

Tìm kiếm câu hỏi thường gặp

Nhận câu trả lời bạn cần bằng cách duyệt tìm những Câu hỏi thường gặp (FAQ) liên quan đến chủ đề.

 Mở trong cửa sổ mới

Liên hệ bộ phận bán hàng

Đăng ký bán hàng trực tuyến và chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn.

Chat

Bạn có câu hỏi hoặc cần trợ giúp? Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn!