Nhãn hiệu của chúng tôi

Impact-Company-Logo-English Black-01-177x54

Chào mừng bạn đến với Trang web của Schneider Electric

Chào mừng đến với trang web của chúng tôi.

Diameter là gì? Khái niệm và lưu ý đo đạc chính xác

Diameter hay đường kính là một thuật ngữ cơ bản trong lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng, đặc biệt là khi nói về kích thước ống nước, ống luồn dây điện. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn trang thiết bị để thi công cho công trình thì nhiều người dùng không chuyên có thể sẽ gặp chút bối rối trước các ký hiệu về diameter. Bài viết dưới đây của Schneider Electric sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về diameter.

Diameter là gì? Các khái niệm thường gặp

Diameter là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và sản xuất công nghiệp. Từ này có nghĩa là đường kính.

Một số khái niệm thường gặp về đường kính - diameter trong kỹ thuật, chủ yếu về kích thước ống, là đường kính danh nghĩa và đường kính chính xác. Có thể hiểu một cách đơn giản đường kính danh nghĩa của các loại ống (ký hiệu là DN- viết tắt của tên tiếng Anh “diametre nominal” hay “nominal diameter”) là đường kính bên trong của ống. Đây là tiêu chuẩn kích thước ống của châu Âu. Hay còn gọi là cỡ ống thường được dùng gọi kèm với tên của ống và được tính tròn số theo đơn vị mm hoặc inch.

Ví dụ như: ống DN90, ống DN40, …Trong khi đó, đường kính chính xác là đường kính đúng của ống khi đo trên thực tế. Ví dụ, ống ø21 thì kích thước đường kính chính xác là ø20.5 và được làm tròn thành đường kính danh nghĩa là ø21.

Ở khu vực Bắc Mỹ, đường kính danh nghĩa được ký hiệu là NPS (viết tắt của “Nominal Pipe Size”). Ký hiệu này được áp dụng cho kích thước chuẩn của ống ở nhiệt độ cao hoặc thấp.

Inner Diameter (đường kính trong) là gì?

ID (Inner Diameter) có nghĩa là đường kính bên trong ống, bao gồm khoảng cách giữa các thành ống bên trong đo dọc theo đường phân giác mặt cắt ngang ống. Inner Diameter thường được đo bằng đơn vị inch hoặc milimet..

Outer Diameter (đường kính ngoài) là gì?

Outside Diameter hay OD là đường kính ngoài của ống hình tròn rỗng và là số đo các cạnh bên ngoài đi qua tâm ống. Đường kính ngoài và độ dày của thành ống sẽ được dùng để tính toán đường kính trong (ID). Một lưu ý rất quan trọng rằng không được nhầm lẫn đường kính ngoài của ống với đường kính danh nghĩa (DN) dùng để xác định kích thước bên trong của ống

Cách đo diameter trong và ngoài với thước cặp

Thước cặp hay thước kẹp là dụng cụ đo cơ khí được ứng dụng nhiều trong các ngành kỹ thuật như cơ khí, nhôm kính, đồ gỗ…

Tùy vào mục đích công việc và chi tiết vật liệu cần đo mà bạn có thể lựa chọn dải đo cho phù hợp. Thông thường thước đo cơ khí sẽ có các phạm từ 0-25cm, 25-50cm, hay 75-10cm…

Độ chính xác của thước cặp cũng có độ chính xác khác như 0.1 mm, 0.05 mm, 0.02 mm. Sau đây là hướng dẫn đo diameter trong và ngoài bằng thước cặp cơ khí doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Bước 1: Trước khi tiến hành đo, cần kiểm tra xem đã kéo hết du xích về vị trí 0 hay chưa. Đồng thời kiểm tra bề mặt vật cần đo và đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ.
  • Bước 2: Khi thực hiện đo, cần giữ 2 mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo.
  • Bước 3: Sử dụng hàm trên để đo đường kính bên trong và hàm dưới đo đường kính ngoài.
  • Bước 4: Dùng vít giữ hàm cố định, sau đó đưa vật cần đo ra ngoài.
  • Bước 5: Đọc kết quả trên thân thước chính và thước phụ.

Với cách đo diameter trong và ngoài bằng thước cặp nêu trên, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có kết quả đo với độ chính xác đảm bảo. Tuy nhiên, khi thao tác, cần kiểm tra kỹ các bước thực hiện để tránh tối đa sai số không đáng có.

Lưu ý về thông số Diameter trong các thiết bị

Inch (đơn vị quốc tế)

Inch là đơn vị đo chiều dài hoặc khoảng cách được viết tắt là "in" và kí hiệu là dấu phẩy kép ("). Ví dụ, độ dài đường kính ống nước là là 1/2 kí hiệu là 1/2". Đơn vị đo lường này có nguồn gốc từ nước Anh rồi sau đó được lan truyền rộng rãi trên khắp thế giới, tuy nhiên hiện được sử dụng phổ biến nhất ở Mỹ, Canada và Anh.

DN (Tiêu chuẩn của Bắc Mỹ)

DN là đường kính bên trong của ống, hay chỉ là kích cỡ ống thường được dùng để gọi kèm với tên của ống.

Ví dụ: ống DN90, ống DN40,...

Hệ số sau chữ DN thường theo đơn vị mm hoặc ø và được làm tròn lên và đường kính ngoài là bằng đường kính trong cộng với độ dày thành ống. Vì thế, đường kính ngoài của ống là tùy mỗi tiêu chuẩn. Tuy nhiên có một cách tính nôm na ra kết quả tương đương đường kính trong thực tế là:

  • Đường kính trong (mm) = đường kính ngoài (mm) – 2x độ dày (mm)

Ví dụ: ống DN21 thì có kích thước diameter trong chính xác là 20.5 mm, được làm tròn thành 21 mm và có thể có đường kính ngoài là 23 mm hoặc 24 mm.

Phi - ø (phổ biến tại Việt Nam)

Cũng tương tự như DN, phi được gọi là đường kính ngoài danh nghĩa và kí hiệu là ø. Riêng tại Việt Nam đơn vị đo của phi là mm.

Ví dụ: ø21 chúng ta có thể hiểu luôn là đường kính ngoài là 21 mm tức là 1 mm = 1 ø.

Trên đây là bài viết giới thiệu về diameter. Nếu còn gì thắc mắc, hãy để lại thông tin để được tư vấn!

Bạn cần trợ giúp?

Bắt đầu ở đây!

Tìm câu trả lời ngay. Tự tìm kiếm giải pháp, hoặc kết nối với một trong các chuyên gia của chúng tôi.

Liên hệ hỗ trợ

Liên hệ với nhóm chăm sóc khách hàng của Schneider để nhận thêm thông tin, được hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp khiếu nại và các thông tin khác.

Nơi mua hàng?

Dễ dàng tìm nhà phân phối Schneider Electric gần bạn nhất.

 Mở trong cửa sổ mới

Tìm kiếm câu hỏi thường gặp

Nhận câu trả lời bạn cần bằng cách duyệt tìm những Câu hỏi thường gặp (FAQ) liên quan đến chủ đề.

 Mở trong cửa sổ mới

Liên hệ bộ phận bán hàng

Đăng ký bán hàng trực tuyến và chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn.

Chat

Bạn có câu hỏi hoặc cần trợ giúp? Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn!